Thấy gì sau những vụ án kinh hoàng từ trầm cảm sau sinh?

Những hệ luỵ kinh hoàng do trầm cảm sau sinh gây ra

Tờ Dailymail số ra đầu tháng 9/2016 đăng tải vụ án mạng kinh hoàng diễn ra tại Anh, một người mẹ có học đã dìm chết 5 đứa con đẻ của chính mình trong lúc mê muội mắc bệnh. Kẻ giết người vừa là thủ phạm, lại vừa là nạn nhân, đó là Andrea Yates (53 tuổi), con gái út của một gia đình di cư từ Đức sang cư trú tại bang Texas Mỹ. Theo hồ sơ của tòa, Andrea là phụ nữ hiền lành, ít nói, học giỏi, từng đoạt danh hiệu thủ khoa của học Đại học Texas. Chưa dừng ở đây, Andrea còn là VĐV bơi lội, từng được trao giả quốc gia về môn bơi nữ toàn quốc.

Thấy gì sau những vụ án kinh hoàng từ trầm cảm sau sinh?

Nơi an nghỉ cuối cùng của 5 đứa trẻ xấu số do chính người mẹ sát hại

Sau khi tốt nghiệp đại học Đại học Texas, và làm việc cho trung tâm nghiên cứu bệnh ung thư M.D. Anderson, năm 1993, Andrea lập gia đình và có cuộc sống hạnh phúc với 5 đứa con kháu khỉnh. Andrea bắt đầu mắc bệnh trầm cảm sau khi sinh đứa con thứ 4. Từ đây, mọi thú vui thể thao bắt đầu dừng lại. Mọi việc trở nên tồi tệ khi người chồng Rusty bắt gặp vợ cắn nát các ngón tay với ý định tự tử hồi năm 1999. Andrea Yates phải nhập viện để chữa bệnh trầm cảm, nhưng do Andrea từ chối uống thuốc nên bệnh tình thêm nặng hơn. Mặc dù bệnh trọng nhưng năm 2000, Andrea lại mang thai đứa thứ 5, điều này khiến việc dùng thuốc khó khăn hơn. Sau khi sinh con, sức khoẻ Andrea càng suy sụp mạnh, từ chối ăn uống, tự hành xác mình và không cho con bú.

Tai họa ập đến vào một sáng tháng 6/2001, khi chồng đi làm, chỉ trong vòng một giờ đồng hồ vắng người ngay sau bữa ăn sáng, Andrea đã lần lượt dìm chết 5 đứa con của mình, từ đứa nhỏ nhất cho đến đứa lớn nhất. Xong việc, Andrea thản nhiên xếp gọn xác 5 đứa con, gọi điện báo cho cảnh sát và cho chồng. Đầu năm 2006, tòa án Texas đã tuyên án nhưng Andrea lại vô tội vì mắc bệnh tâm thần nặng, nhưng phải vào viện tâm thần ở Kerville để sống nốt những năm tháng cuối đời.

Thấy gì sau những vụ án kinh hoàng từ trầm cảm sau sinh?

Andrea Yates cùng 5 đứa con đã bị chính người mẹ này giết hại

Vụ án mạng thương tâm khác liên quan đến trầm cảm sau sinh là trường hợp của một một gia đình Tây Ban Nha. Người phụ nữ tên là Caridad Perez Friman, 31 tuổi đã cùng người tình John Shannon ở thị trấn Estepona (TBN) tới Gibraltar thuộc Anh để nghỉ dưỡng. Tháng 3/2015, cảnh sát phát hiện Perez Friman tử vong bên cạnh chồng cùng hai đứa con nhỏ. Theo hồ sơ của cảnh sát, Perez Friman đã đâm bạn tình cùng các con trước khi cắt cổ tay tự tử. Rất có thể người đàn ông ấy này đã thiệt mạng trong khi ngăn cản những đứa trẻ khỏi bị giết. Cũng theo cảnh sát, người đàn bà này có 4 người con, nhưng khi đi nghỉ dưỡng chỉ mang theo hai, nên hai đứa con còn lại may mắn sống sót.

Trầm cảm sau sinh đứng trên góc nhìn y học

Theo trang tin Mayoclinic.org của chính phủ Mỹ, sự ra đời của một đứa trẻ có thể tạo ra sự xáo trộn mãnh liệt về cảm xúc, từ phấn khích vui vẻ cho đến lo lắng sợ hãi, và cả tai họa chưa lường hết. Trầm cảm sau sinh (Postpartum depression hay PPD), là căn bệnh bao gồm hàng loạt những biểu hiện suy giảm tinh thần lẫn thể chất diễn ra ở một số sản phụ sau khi vượt cạn xong. Triệu chứng rất đa dạng, xuất hiện vài ngày tới vài tuần, không chỉ ở đứa con đầu, mà ở bất kỳ mọi lần sinh. Mức độ không đồng nhất, từ nhẹ, trung bình cho đến trầm trọng, làm cho người trong cuộc chỉ muốn quyên sinh hoặc có những hành động vô ý thức chết chết chính con đẻ lẫn người thân của mình.

Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh chứa đựng rất nhiều bí ẩn, y học vẫn chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do thay đổi nội tiết tố, nhất là hoóc-môn estrogen và progesterone trong thời gian mang thai tác động lên hệ thần kinh trung ương. Riêng estrogen trong thời gian thai kỳ có thể tăng vọt gấp vài trăm lần so với mức bình thường. Chưa hết, giai đoạn sau sinh, cơ thể phụ nữ còn có nhiều thay đổi khác như lưu lượng máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa cũng theo đổi bất thường kéo theo mệt mỏi và làm cho cảm xúc biến thiên chưa kể yếu tố di truyền.

Thấy gì sau những vụ án kinh hoàng từ trầm cảm sau sinh?

Hiện trường vụ án 4 người chết tại Gibraltar do Perez Friman gây ra

Biểu hiện phổ biến của trầm cảm sau sinh như suy nhược cơ thể, dằn vặt đau khổ kèm cảm giác bồn chồn lo lắng, đau đớn mà không có nguyên nhân rõ ràng như đau đầu, đau lưng, đau ngực... Người trong cuộc có biểu hiện thu mình, sống khép kín, căng thẳng, cảm giác bị ám ảnh, thiếu tập trung, rối loạn giấc ngủ, suy giảm sức lực, mất hứng thú tình dục, thậm chí có người còn cảm thấy vô dụng hay tội lỗi. Ở thể nặng, PPD còn ảnh hưởng trực tiếp đến cả gia đình. Người mẹ rơi vào trạng thái rối loạn tư duy và hành vi, không quan tâm tới con cái, hành hạ con con cái, thậm chí còn “truy sát”cả nhà như hai trường hợp nói trên. Những đứa trẻ có mẹ bị trầm cảm sau sinh thường có hành vi bất thường, chậm phát triển nhận thức, gặp các rắc rối về vấn đề xã hội, khó khăn trong các mối quan hệ giao tiếp học hành, có lòng tự tin thấp, dễ lo âu và sợ hãi, bị động và có nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, tự kỷ cao khi trưởng thành.

Bệnh trầm cảm sau sinh có chữa khỏi?

Theo các chuyên gia ở Mayo Clinic, PPD được điều trị bằng liệu pháp tâm lý (còn gọi là liệu pháp nói chuyện hoặc tư vấn sức khoẻ tâm thần), dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai. Về tâm lý trị liệu, người bệnh có thể nói cho chuyên gia tâm lý biết bệnh của mình để tìm ra những giải pháp tối ưu. Đôi khi việc chăm sóc của gia đình hoặc mối quan hệ xã hội tốt sẽ giúp người trong cuộc nhanh chóng bình phục. Bác sĩ có thể kê đơn dùng thuốc chống trầm cảm. Nếu đang cho con bú, bất kỳ loại thuốc sử dụng đều đi vào sữa mẹ. Tuy nhiên, một số thuốc chống trầm cảm có thể sử dụng được trong giai đoạn cho con bú mà ít để lại phản ứng phụ, nhưng trước khi dùng thuốc nên tư vấn kỹ bác sĩ. Nếu điều trị thích hợp, trầm cảm sau khi sinh thường biến mất trong vòng sáu tháng. Trong một số trường hợp bệnh có thể kéo dài hơn và trở thành trầm cảm mãn tính. Điều quan trọng là tiếp tục điều trị ngay cả khi sức khỏe đã được cải thiện, nếu ngừng điều trị quá sớm hoặc ngưng đột ngột có thể dẫn đến tái phát.

Trường hợp rối loạn tâm thần sau sinh đòi hỏi phải điều trị ngay, thường là trong bệnh viện. Điều trị bao gồm dùng thuốc kết hợp, như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần và thuốc ổn định tâm trạng để kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng. Liệu pháp trị liệu bằng điện (ECT) dùng cho trường hợp nặng mà thuốc không phát huy tác dụng. Trong liệu pháp ECT, một lượng nhỏ dòng điện được đưa vào não để tạo ra các sóng não tương tự như khi lên cơn. Những thay đổi hóa học gây ra bởi dòng điện có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tâm thần và trầm cảm, đặc biệt là khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả như mong muốn. Điều trị rối loạn tâm thần sau sinh có thể ảnh hưởng đến việc bài tiết sữa vì vậy một số loại thuốc dùng để điều trị chứng loạn dưỡng sau sinh không được khuyến cáo cho những phụ nữ đang cho con bú.

Bên cạnh việc dùng thuốc thì điều quan trọng là duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, ăn uống cân bằng, khoa học và đủ chất, ăn nhiều hoa quả, trái cây, tránh thức khuya… Để phòng bệnh, người phụ nữ nên được động viên, gần gũi và chia sẻ về quá trình chuyển dạ và chăm sóc bé sau sinh. Nếu có tiền sử trầm cảm, đặc biệt là chứng trầm cảm sau sinh thì trước khi mang thai nên tư vấn bác sĩ, bác sĩ có thể đề khuyến cáo điều trị chống trầm cảm hoặc trị liệu tâm lý ngay sau khi sinh để mang lại hiệu quả tốt hơn.

DS. Trang Nhung

(Theo Dailymail/Telegraph/Mayoclinic - 6/2017)

Yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ liên quan tới thai kỳ

Yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ liên quan tới thai kỳ

Tiền sản giật ảnh hưởng tới khoảng 3-8% phụ nữ mang thai. Những phụ nữ bị tiền sản giật có nguy cơ cao bị đột quỵ trong và sau thai kỳ, mặc dù đột quỵ liên quan tới thai kỳ là hiếm khi xảy ra.

Theo tác giả chính của nghiên cứu, TS Eliza Miller ở Trung tâm Y ĐH Columbia tiền sản giật là một rối loạn rất phức tạp. Nghiên cứu này chỉ ra những manh mối có thể giúp xác định những phụ nữ bị tiền sản giật có nguy cơ cao nhất bị đột quỵ liên quan tới mang thai.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát gần 89.000 phụ nữ bị chứng tiền sản giật từ năm 2003 đến năm 2012. Trong số đó có khoảng 200 trường hợp bị đột quỵ liên quan tới mang thai.

Theo nghiên cứu, phụ nữ bị đột quỵ liên quan tới thai có nguy cơ mắc tiền sản giật hoặc sản giật nghiêm trọng cao hơn 7 lần. Họ có nguy cơ cao hơn gấp 3 lần phải đến viện vì nhiễm trùng; tiền sử huyết áp cao trước khi phát sinh chứng tiền sản giật; rối loạn đông máu.

Nghiên cứu được công bố ngày 25 tháng 5 trên tạp chí Stroke.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo những phụ nữ bị chứng tiền sản giật nên cảnh giác với các dấu hiệu cảnh báo như đau đầu nghiêm trọng, đặc biệt là trong giai đoạn sau khi sinh con.

Tiền sản giật ảnh hưởng tới khoảng 3-8% phụ nữ mang thai. Những phụ nữ bị tiền sản giật có nguy cơ cao bị đột quỵ trong và sau thai kỳ, mặc dù đột quỵ liên quan tới thai kỳ là hiếm khi xảy ra.

Theo tác giả chính của nghiên cứu, TS Eliza Miller ở Trung tâm Y ĐH Columbia tiền sản giật là một rối loạn rất phức tạp. Nghiên cứu này chỉ ra những manh mối có thể giúp xác định những phụ nữ bị tiền sản giật có nguy cơ cao nhất bị đột quỵ liên quan tới mang thai.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát gần 89.000 phụ nữ bị chứng tiền sản giật từ năm 2003 đến năm 2012. Trong số đó có khoảng 200 trường hợp bị đột quỵ liên quan tới mang thai.

Theo nghiên cứu, phụ nữ bị đột quỵ liên quan tới thai có nguy cơ mắc tiền sản giật hoặc sản giật nghiêm trọng cao hơn 7 lần. Họ có nguy cơ cao hơn gấp 3 lần phải đến viện vì nhiễm trùng; tiền sử huyết áp cao trước khi phát sinh chứng tiền sản giật; rối loạn đông máu.

Nghiên cứu được công bố ngày 25 tháng 5 trên tạp chí Stroke.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo những phụ nữ bị chứng tiền sản giật nên cảnh giác với các dấu hiệu cảnh báo như đau đầu nghiêm trọng, đặc biệt là trong giai đoạn sau khi sinh con.

BS Thu Vân

(theo Univadis/Health Day)

Cẩn trọng khi xuất huyết âm đạo bất thường

Mặc dù đó là một triệu chứng bệnh phụ khoa thường gặp nhất. Bất kỳ bộ phận nào trong cơ quan sinh dục của nữ giới, gồm âm đạo ngoài, âm đạo, cổ tử cung và thân tử cung đều có thể xuất huyết, nhưng đại đa số là ở thân tử cung. Bởi vậy, khi sảy ra hiện tượng này cần được thăm khám tại các cơ sở phụ khoa để xác định bệnh và kịp thời có cách trị liệu hợp lý, không để điều đáng tiếc diễn ra.

Như chúng ta đã biết, phụ nữ mỗi tháng đến chu kì kinh nguyệt xuất huyết âm đạo là chuyện bình thường, nhưng nếu gặp hiện tượng xuất huyết âm đạo nhưng không phải trong chu kì kinh nguyệt nghĩa là hiện tượng xảy ra bất thường phải cảnh giác sự tiềm ẩn của các trường hợp bị bệnh. Tuy nhiên cũng cần dựa vào lứa tuổi như là thời kỳ dậy thì âm đạo xuất huyết phần nhiều là do tử cung xuất huyết tính chức năng mất cân bằng. Thời kỳ sinh đẻ âm đạo xuất huyết có thể là do các chứng bệnh về thai nghén. Thời kỳ mãn kinh và tuổi già âm đạo xuất huyết trước tiên hãy nghĩ đến khối u ác tính. Nói chung, bất luận xuất huyết ở bộ phận nào cũng được gọi là âm đạo xuất huyết. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra âm đạo xuất huyết.

Cụ thể các trường hợp có thể ra các bệnh như:

* Chức năng nội tiết của buồng trứng mất cân bằng: Đây là nguyên nhân thường gặp hơn hết, y học gọi là tử cung xuất huyết do chức năng mất cân bằng.

* Do các bệnh về thai nghén: Chẳng hạn như sẩy thai, chửa ngoài tử cung, chửa trứng, sót nhau thai và sự co bóp của tử cung không tốt.

* Viêm cơ quan sinh dục: Thường gặp nhất là lở loét âm đạo ngoài, viêm âm đạo, lở loét cổ tử cung, bướu thịt (polyp) cổ tử cung và viêm nội mạc tử cung.

* Đường sinh dục bị tổn thương: Do phóng qua chướng ngại vật làm trầy âm đạo hay âm đạo ngoài, và rách màng trinh do giao hợp đều có thể làm cho âm đạo xuất huyết.

* Do đặt vật ngừa thai trong tử cung.

* Uống thuốc ngừa thai hay sử dụng oestrogen và progesterone không đúng.

* Do các chứng bệnh toàn thân: Đôi khi âm đạo xuất huyết không phải do cơ quan sinh dục, mà là do bệnh toàn thân gây ra, chẳng hạn như ban xuất huyết do giảm tiểu cầu, thiếu máu do trở ngại tái sinh, bệnh bạch huyết và viêm gan, sốt xuất huyết..., hoặc có thể do chức năng đông máu bị trở ngại mà khiến cho âm đạo xuất huyết.

* Gặp khối u phụ khoa: Đây là nguyên nhân quan trọng khiến âm đạo xuất huyết, ngoại trừ u xơ tử cung là khối u lành tính, gần như tất cả đều là khối u ác tính, như ung thư âm đạo ngoài, ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, bướu thịt tử cung, ung thư buồng trứng và ung thư màng nhung mao (villus). Thể hiện như U xơ tử cung: triệu chứng thường gặp nhất của u xơ tử cung là xuất huyết âm đạo bất thường, biểu hiện là rối loạn kinh nguyệt, rút ngắn chu kỳ, kinh nguyệt kéo dài, lượng kinh nguyệt nhiều. Viêm bộ phận sinh dục: Các chứng viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng có thể gây ra bệnh xuất huyết âm đạo bất thường, chẳng hạn viêm âm đạo do tuổi già có thể tiết ra khí hư có máu, biểu hiện lâm sàng chủ yếu của viêm nội mạc tử cung cũng là xuất huyết âm đạo bất thường. Lạc nội mạc tử cung: lạc nội mạc tử cung thường kết hợp với u xơ tử cung hoặc cơ tuyến tử cung (adenomyosis), mô buồng trứng nếu như bị phá hỏng hoặc nội tiết khác thường, có thể dẫn đến bệnh xuất huyết âm đạo bất thường. Khối u buồng trứng: Khối u buồng trứng phá hỏng mô buồng trứng gây ra sự tiết bất thường của hormone giới tính có thể dẫn đến xuất huyết âm đạo bất thường, chẳng hạn như u tế bào hạt,…Ung thư nội mạc tử cung: Biểu hiện chủ yếu của ung thư nội mạc tử cung chính là xuất huyết âm đạo bất thường, khi kết hợp nhiễm khuẩn có thể gây ra máu mủ hôi hám. Ung thư cổ tử cung: Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của ung thư cổ tử cung là xuất huyết âm đạo qua tiếp xúc, thường ra máu sau khi quan hệ tình dục..Khối u vùng dưới đồi: Khối u vùng dưới đồi có thể tạo thành sự tiết gonadotropin bất thường, thông qua ảnh hưởng gonadotropin mà dẫn đến xuất huyết âm đạo bất thường. Khối u tuyến yên: bệnh này làm cho sự tiết gonadotropin của tuyến yên bất thường và tăng Prolactin, từ đó ảnh hưởng sự tiết nội tiết tố buồng trứng, rối loạn rụng trứng dẫn đến xuất huyết âm đạo bất thường.

B.S HOÀNG XU N ĐẠI

Tư vấn sức khỏe và làm đẹp trong thai kỳ

Những lưu ý về sức khoẻ trong và sau thai kỳ

Theo bác sĩ Đặng Thị Hồng Thiện, để có một thai kỳ khỏe mạnh cần kết hợp nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Các bà mẹ nên cung cấp thêm chất đạm, vitamin và khoáng chất như axit folic, sắt, canxi, có thể tham khảo chế độ sau:

Trong 3 tháng đầu: ăn tương đương khi chưa mang thai; 3 tháng giữa: nên bổ sung thêm 1 phần rau củ, 1 phần đạm và 1 phần hoa quả; 3 tháng cuối thai kỳ: cần chú ý bổ sung thêm 1 phần các loại tinh bột, rau củ, đạm, hoa quả và sản phẩm từ sữa.

Một lưu ý quan trọng là mẹ bầu nên khám thai định kỳ để phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường khi mang thai, cũng như tiêm ngừa một số loại bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến em bé.

Ngoài ra, rất nhiều mẹ bầu quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng sau sinh để giúp ích cho quá trình hồi sức của mẹ và sự phát triển của bé. Do đó, BS đã khuyên sau khi sinh mẹ bầu vẫn nên tuân theo chế độ ăn uống cân đối, đủ chất 3 tháng cuối thai kỳ để hỗ trợ quá trình hồi sức và đảm bảo sữa mẹ đủ dinh dưỡng cho bé, đặc biệt trong 6 tháng đầu đời.

Khách tham dự chăm chú lắng nghe chia sẻ của BS. Đặng Thị Hồng Thiện

Điều dưỡng Lê Thị Vân hướng dẫn kỹ năng tắm và massage cho bé.

Bên cạnh vấn đề sức khỏe, không ít mẹ bầu bày tỏ nỗi băn khoăn về cách duy trì vẻ đẹp khi mang thai trước những dấu hiệu như mụn, nám, rụng tóc và đặc biệt là rạn da. Các dấu hiệu khác có thể cải thiện sau sinh nhưng rạn da gần như không thể biến mất hoàn toàn nên cần chú ý ngăn ngừa rạn da đúng cách, đúng lúc.

Giải pháp ngăn ngừa rạn da hiệu quả và an toàn

Tại buổi hội thảo, DS. Phạm Thị Hạnh cho biết khi mang thai, cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh và làn da phải căng giãn hết mức cho sự phát triển của em bé, khiến các mô liên kết dưới da bị đứt gãy, hình thành vết rạn. Hầu hết các vết rạn sẽ không biến mất sau sinh mà chỉ mờ hơn và chuyển thành những đường màu trắng đục kém thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu biết chăm sóc làn da đúng cách, đúng lúc thì có thể hạn chế tình trạng này.

DS Phạm Thị Hạnh chia sẻ cách duy trì vẻ đẹp trước và sau sinh

Dược sĩ cho biết, cung cấp độ ẩm giúp da đàn hồi tốt, thích nghi với sự tăng cân của mẹ và tốc độ phát triển của bé. Ngoài việc uống nhiều nước, vận động để tăng độ dẻo dai, săn chắc, mẹ bầu nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm với thành phần an toàn, thân thiện cho mẹ và bé. Các mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm chứa tinh dầu Ô-liu nguyên chất và quan trọng là không chứa Paraben, chất tạo màu, tạo mùi để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Với mong muốn những kiến thức này có thể lan rộng đến nhiều mẹ bầu hơn nữa, hội thảo sắp tới sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 11/06/17 và tại Đà Nẵng 09/07/17. Mọi thông tin chi tiết vui lòng truy cập vào website: http://happyevent.com.vn/

hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/HappyEventVietnam/

Truyền hình trực tuyến: Đối phó với trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

Mời các bạn theo dõi chương trình


Mới đây, vụ một sản phụ trẻ ra tay sát hại đứa con đứt ruột đẻ ra mới 33 ngày tuổi ở Hà Nội đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ.

Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA), trầm cảm sau sinh là một tình trạng trầm cảm xuất hiện trong vòng 4 tuần sau sinh, thường gặp ở 8-15% sản phụ.

Trên thế giới, khoảng 10% phụ nữ mang thai và 13% phụ nữ vừa mới sinh có triệu chứng rối loạn tâm thần, chủ yếu là trầm cảm. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này còn cao hơn, tương ứng với 15,6% trong thời kỳ mang thai và 19,8% sau khi sinh con.

Đối phó với trầm cảm sau sinh

Theo PGS.TS. Bùi Quang Huy, Chủ nhiệm khoa Tâm thần - Bệnh viện quân y 103: Hậu quả của rối loạn trầm cảm sau sinh nặng nề nhất là người mẹ giết con và tự sát. Đây là một dạng rối loạn có các triệu chứng giống với trầm cảm thông thường. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra rối loạn này lại khác với nguyên nhân gây trầm cảm thông thường là do thiếu serotonin ở não vì biến động nội tiết ở bệnh nhân sau khi sinh.

Những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh ở phụ nữ như: Sự thay đổi mạnh nồng độ các hormon estrogen và progesterone sau khi sinh; sự mệt mỏi về thể lực và tinh thần, thiếu ngủ sau sinh; sự thiếu quan tâm của gia đình. Ngoài ra những sản phụ có tiền sử bản thân hoặc người thân trong gia đình có rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc bệnh tâm thần phân liệt cũng có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh.

Hậu quả của trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sản phụ, đứa trẻ, gia đình mà còn ảnh hưởng đến tương lai của đứa trẻ. Nghiên cứu cho thấy, trầm cảm sau sinh có thể gây trở ngại cho sự liên kết giữa mẹ và con, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về rối loạn hành vi, chậm phát triển về tâm thần trí lực khi trẻ lớn lên. Nhiều trường hợp trầm cảm sau sinh có tiềm ẩn từ trong thời kỳ mang thai

Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về trầm cảm sau sinh, cách nhận biết, phòng tránh, điều trị cho những phụ nữ có trầm cảm sau sinh, Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề “Đối phó với trầm cảm sau sinh ở phụ nữ”.

Khách mời tham gia chương trình:

TS. Dương Minh Tâm, Trưởng phòng điều trị rối loạn liên quan stress, Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Đối phó với trầm cảm sau sinh

PGS. TS. Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế.

Đối phó với trầm cảm sau sinh

Dẫn chương trình: Siêu mẫu bạc Trần Mạnh Khang

phó với trầm cảm sau sinh

Chương trình được truyền hình trực tuyến trên Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của báo Sức khoẻ&Đời sống bắt đầu từ 14h30, thứ sáu, ngày 30/6/2017.

Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến

Khán giả tương tác với chương trình:1. LikeFanpageBáo Sức khoẻ và đời sống2. Sharelinksự kiện của chương trình.3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và nhanh nhất.

Những khán giả có câu trả lời chính xác nhất và nhanh nhất sẽ được chúng tôi công bố ngay trong chương trình này

Câu hỏi 1: Dấu hiệu nào chứng tỏ phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh?

A.Cảm giác mệt mỏi, lo âu, dễ tức giận mà không có lý do rõ ràng.

B.Không quan tâm gắn bó với con mình

C.Mất ngủ, không tập trung, trí nhớ kém

D.Tất cả các dấu hiệu trên

Đáp án D

CHÚC MỪNG ĐỘC GIẢ CÓ FACEBOOK Thái Hoàng LÀ ĐÃ TRÚNG THƯỞNG C U HỎI SỐ 1 CỦA CHƯƠNG TRÌNH.

Câu hỏi 2: Cách nào giúp phòng tránh bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh?

A.Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ, tạo một bầu không khí vui vẻ trong gia đình.

B.Chăm sóc con cái là thiên chức của phụ nữ, hãy để chị em tự quyết định.

Đáp án đúng: A

CHÚC MỪNG ĐỘC GIẢ CÓ FACEBOOK LÀ Ngọc Hà ĐÃ TRÚNG THƯỞNG C U HỎI SỐ 2 CỦA CHƯƠNG TRÌNH.

Câu hỏi 3: Cách nào để điều trị bệnh trầm cảm?

A.Không cần điều trị, cứ để một thời gian bệnh sẽ tự khỏi

B.Kết hợp nhiều biện pháp như: liệu pháp tâm lý, liệu pháp hormon, thuốc chống trầm cảm theo chỉ định bác sĩ.

Đáp án đúng: B

CHÚC MỪNG ĐỘC GIẢ CÓ FACEBOOK LÀ Ha Dung ĐÃ TRÚNG THƯỞNG C U HỎI SỐ 3 CỦA CHƯƠNG TRÌNH.

Trân trọng cám ơn nhãn hàng Oillan Mama và Oillan Baby đã đồng hành cùng chương trình!

OILLAN MAMA

Ngăn & Khắc phục rạn da cho phụ nữ mang thai, sau sinh và người tăng cân nhiêu

OILLAN BABY

Chăm sóc toàn diện làn da bé từ 1 ngày tuổi

Oillan Mama là bộ sản phẩm ngăn và khắc phục rạn da cho phụ nữ trong thời gian mang thai, sau sinh và người tăng cân nhiều với 3 ưu điểm khác biệt sau:

- Được sản xuất bởi Nhà máy OCEANIC – 1 trong 3 nhà máy hàng đầu tại Châu u về sản xuất Dược Mỹ Phẩm.

- Sản phẩm không nhờn dính, thẩm thấu nhanh sau 30s

- Bộ sản phẩm chuyên biệt và tinh tế sử dụng theo từng giai đoạn của phụ nữ mang thai, sau sinh và từng vị trí bị rạn da: vùng bụng, đùi, bắp chân và vùng ngực.

Oillan Baby là bộ sản phẩm chăm sóc trẻ em và trẻ sơ sinh ngay từ 1 ngày tuổi với 3 ưu điểm khác biệt sau:


- Được sản xuất bởi Nhà máy OCEANIC – 1 trong 3 nhà máy hàng đầu tại Châu u về sản xuất Dược Mỹ Phẩm.

- Thành phần có nguồn gốc từ tự nhiên và các nguyên liệu được trồng theo phương pháp hữu cơ an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh đặc biệt trẻ có da nhạy cảm, dễ kích ứng.

- Gồm 2 bộ sản phẩm chuyên biệt :

1. Bộ sản phẩm chăm sóc da hàng ngày: gồm sữa tắm, gội, kem dưỡng da và kem ngăn, giảm hăm tã.

2. Bộ sản phẩm chăm sóc da đầu đặc biệt: gồm kem ngăn và giảm cứt trâu, dầu gội dưỡng ẩm ít bọt

    Ngoài ra, hai bộ SP Oillan còn có các ưu điểm sau:

    • Không chứa paraben, chất gây dị ứng, phẩm màu và nước hoa
    • Đã được Bộ Y tế Việt Nam cho phép lưu hành tại Việt Nam
    • Đã được phân phối rộng rãi trong liên minh Châu u và các nước Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản,....

    Liên hệ: 1900.1259( giờ hành chính) để được tư vấn miễn phí.

    Phân phối bởi : CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VINH GIA

    Địa chỉ : 116 Trần Bình, TT Viện 19/8, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà nội

    Địa chỉ giao dịch: số 9, đường Hàm Nghi P. Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

    Sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ Châu u (EU)

    Giấy xác nhận NDQC Oillan Mama số: 015/16/XNQCMP-YTHN

    Giấy xác nhận NDQC Oillan Baby số: 015/16/XNQCMP-YTHN và 017/16/XNQCMP-YTHN

    Tắc mạch ối

    Gần đây, nhiều bạn đọc viết thư về tòa soạn hỏi về các tai biến sản khoa, đặc biệt là tai biến tắc mạch ối; nguyên nhân do đâu; có cách nào khắc phục và hạn chế được các tai biến này không? Để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin giới thiệu những kiến thức về tai biến sản khoa tuy ít gặp nhưng nguy hiểm khó lường này.

    Bình thường, nước ối hoàn toàn nằm trong buồng ối, không đi vào tuần hoàn của người mẹ. Một khi hàng rào ngăn cách giữa khoang ối và tuần hoàn của người mẹ bị phá vỡ, có thể do sự chênh lệch áp lực làm cho nước ối đi vào hệ thống tĩnh mạch của người mẹ (xoang tĩnh mạch tử cung) một cách bất thường qua các tĩnh mạch ống cổ tử cung, qua vị trí rau bám (nếu đã bong rau), qua nội mạc tử cung hay qua nơi tử cung bị chấn thương.

    Ảnh minh họa (nguồn Internet)

    Tắc mạch ối xảy ra khi nào?

    Tắc mạch ối thường xảy ra trong chuyển dạ nhưng cũng có thể xảy ra trong khi mổ lấy thai, sảy thai, chấn thương bụng, truyền buồng ối, chọc hút nước ối, thậm chí có thể gặp tắc mạch ối sau khi đẻ, sau mổ lấy thai. Một số lý do hay gặp như: rau cài răng lược, vỡ tử cung, sót rau. Thời điểm xảy ra tắc mạch ối cũng rất khác nhau tùy trường hợp, 12% số trường hợp xảy ra tắc mạch ối khi màng ối còn nguyên, 70% xảy ra sau đẻ qua đường âm đạo, 19% xảy ra trong mổ lấy thai khi đã có chuyển dạ hay khi chưa có chuyển dạ.

    Có 3 hoàn cảnh làm cho nước ối đi vào tuần hoàn của người mẹ: Vỡ ối, vỡ tĩnh mạch tử cung hay tĩnh mạch cổ tử cung và áp lực buồng tử cung cao hơn áp lực tĩnh mạch.

    Tắc mạch ối xảy ra khi nước ối, tế bào thai nhi, bọt khí, chất gây, tóc hoặc các mảnh tổ chức thai khác lọt vào hệ tuần hoàn của mẹ gây ra suy hô hấp và tuần hoàn cấp tính. (nguồn:http://w.w.w.netterimages.com)

    Bệnh cảnh lâm sàng

    Tiêu chuẩn chẩn đoán tắc mạch ối

    Khi có đồng thời 4 tiêu chuẩn sau: Tụt huyết áp đột ngột hay ngừng tim; Thiếu ôxy cấp tính; Bệnh lý đông máu hay chảu máu nặng mà không có các lý giải khác; Tất cả xảy ra trong chuyển dạ, mổ lấy thai hay trong vòng 30 phút sau đẻ mà không có lý giải nào khác cho các dấu hiệu này. Ngoài ra, thực hiện các xét nghiệm: xét nghiệm khí trong máu; công thức máu; đông máu; Xquang phổi: thường không tìm thấy dấu hiệu đặc hiệu, có thể quan sát thấy dấu hiệu phù phổi; điện tâm đồ: có thể thấy nhịp tim nhanh, phần ST và song T thay đổi.

    Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột với các dấu hiệu theo trình tự thời gian. Khởi đầu là suy hô hấp, tím tái xảy ra đột ngột trong vài phút và tiếp đến là tụt huyết áp, phù phổi, choáng, biểu hiện thần kinh như: lú lẫn, mất ý thức và co giật. Trên 80% số trường hợp người bệnh có biểu hiện ngừng tim, ngừng thở trong vài phút đầu tiên. Có đến 50% số trường hợp bị tử vong ngay trong giờ đầu xuất hiện triệu chứng.

    Nếu người bệnh thoát qua được giai đoạn này (khoảng 40% số trường hợp) sẽ có biểu hiện chảy máu dữ dội nhiều nơi do đờ tử cung (nếu sau đẻ) và do đông máu rải rác trong lòng mạch. Chảy máu từ tử cung không thể cầm được. Chảy máu từ các vết chọc kim, catheter, chọc tủy sống hay ngoài màng cứng. Tình trạng rối loạn đông máu nặng nề có thể liên quan đến thromboplastin có trong nước ối đã hoạt hóa quá trình đông máu, làm cho hoạt động tiêu sợi huyết trở nên quá mức. Số trường hợp có biểu hiện phù phổi ở giai đoạn này cũng cao.

    Yếu tố nguy cơ gây tắc mạch ối

    Tắc mạch ối có thể xảy ra ở bất cứ thai phụ nào trong cuộc đẻ hoặc mổ lấy thai sau đẻ... Tuổi sản phụ cao thì nguy cơ bị tắc mạch ối nhiều hơn. Tuổi mẹ từ 35 trở lên kéo theo nguy cơ cao bị tắc mạch ối. Con rạ có nguy cao hơn con so. Người ta thấy 75% số trường hợp tắc mạch ối xảy ra ở người đẻ con rạ. Về giới tính của thai: 67% số trường hợp tắc mạch ối là mang thai trai. Mổ lấy thai, đẻ đường dưới có can thiệp thủ thuật foóc-xép hay giác kéo có nguy cơ cao hơn đẻ thường. Đa ối, đa thai (tử cung quá to), thai chết lưu, vỡ ối, rách cổ tử cung, vỡ tử cung, rau tiền đạo, rau bong non, sản giật, gây chuyển dạ cũng là yếu tố nguy cơ gây tắc mạch ối.

    Chọc hút nước ối có thể gây tắc mạch ối.

    Cơ chế gây tắc mạch ối

    Dấu hiệu của tắc mạch ối gần giống như một choáng phản vệ. Cơ chế chính xác của phản ứng dạng phản vệ với nước ối chưa được hiểu rõ ràng. Nước ối tác động như một dị vật trong dòng máu và kết quả là giải phóng nhiều chất trung gian nội sinh khác nhau như: histamin, bradykinin, cytokin, prostaglandin, leukotrien, thromboxan... Chính các chất trung gian này là nguyên nhân gây ra các triệu chứng lâm sàng của tắc mạch ối.

    Hiện nay, các nhà khoa học đang hướng sự chú ý tới sự phân rã nhân các tế bào khổng lồ, giải phóng các histamin và các enzym tryptase, đồng thời hoạt hóa chuỗi phản ứng phức tạp khác. 75% số trường hợp bị tắc mạch ối là xảy ra ở người con rạ, liệu có thể có vai trò phản ứng dị ứng mẫn cảm với kháng nguyên của thai trong những lần đẻ trước để lần sinh sau xảy ra hiện tượng đáp ứng miễn dịch nhắc lại. 67% số trường hợp tắc mạch ối là mang thai trai, liệu có vấn đề dị ứng? 41% số người bệnh có tiền sử dị ứng.

    Cần chẩn đoán phân biệtvới rất nhiều hội chứng khác: tắc mạch do huyết khối, tắc mạch do khí, choáng nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim cấp tính, choáng phản vệ do các nguyên nhân khác nhau, rau bong non hay phản ứng của gây tê vùng. Chẩn đoán xác định sau cùng là kết quả mổ tử thi (tìm thấy tế bào của thai và thành phần nước ối trong động mạch phổi người mẹ) cùng với biểu hiện lâm sàng dữ dội, đặc trưng. Do vậy sẽ rất khó chẩn đoán trong thể bệnh trung bình.

    Tóm lại, thai nghén và sinh nở là hiện tượng sinh lý bình của người phụ nữ. Nhưng các trường hợp đó rất dễ dàng chuyển sang tình trạng bệnh lý dẫn đến cái chết của thai phụ, trong đó tắc mạch ối tuy ít gặp nhưng là cấp cứu sản khoa không thể dự báo được, trong hầu hết các trường hợp là không thể điều trị được.

    BS.Nguyễn Kim Dung

    Thai phụ cần khám bệnh gì?

    1. Khám răng

    Trong thời gian mang thai, phụ nữ nên đi khám răng, kiểm tra sức khỏe răng lợi để phát hiện sớm nguy cơ viêm nhiễm, bệnh bên trong cơ thể cũng như sức khoẻ cục bộ của răng miệng. Qua nghiên cứu ở phụ nữ mắc bệnh nướu răng cho thấy, có tỉ lệ sinh non ở nhóm mắc bệnh răng lợi cao gấp 7 lần so với nhóm người không mắc bệnh. Ngoài ra, khoa học còn phát hiện thấy phụ nữ khi mang thai và những người dùng thuốc tránh thai là nhóm mắc bệnh viêm răng lợi cao nhất. Đơn giản khi mang thai, hoóc-môn thay đổi đột biến làm cho cơ thể dễ mẫn cảm với môi chất gây bệnh. Theo khuyến cáo Hiệp hội nha khoa Mỹ (ADA) trung bình mỗi năm đi khám 2 lần, phụ nữ mang thai nên khám 3 - 4 lần/năm, riêng nhóm bị chảy máu chân răng, nướu thì nên đi khám sớm và thường xuyên hơn.

    Thai phụ cần khám bệnh gì?

    2. Xét nghiệm TSH

    TSH test là phương pháp thử máu, phát hiện khả năng mắc bệnh suy giáp (hypothyroid) hoặc cường giáp (hyperthyroid), hiểu được sức khỏe cụ thể của hoóc-môn tuyến giáp. Theo Trung tâm y học Mercy Baltimore (Mỹ), phụ nữ thai kỳ và sau sinh dễ mắc phải căn bệnh này. Trung bình bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng từ 5 - 10% phụ nữ. Phần lớn trường hợp mắc bệnh đều không có dấu hiệu, chỉ đến khi quá mệt mỏi, tăng cân mới phát hiện ra qua khám bệnh. Phần lớn là suy giáp và cường giáp. Nếu mắc phải những căn bệnh này ở thể nặng mà mang thai thì rủi ro sinh non, xảy thai rất cao, chưa kể những ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Nếu suy giáp thì nên tư vấn dùng thuốc, còn mắc bệnh cường giáp (basedow) nặng có thể điều trị bằng iốt phóng xạ để giảm quá trình bài tiết hoóc-môn tuyến giáp. Mỗi năm nên đi khám một lần.

    3. Phép thử test CBC

    CBC (Complete Blood Count) là phép thử đếm máu toàn diện để kiểm tra tế bào máu trắng, tình trạng sức khoẻ tuỷ xương và hệ thống miễn dịch. Phép thử test CBC sẽ cho biết số lượng tế bào máu trắng (quá nhiều nghĩa là bị viêm nhiễm), hemoglobin (quá thấp là thiếu máu) và tiểu cầu (nếu thấp có nghĩa là máu khó đông). Sở dĩ những người chuẩn bị mang thai cần phải làm phép xét nghiệm này là vì phụ nữ thường có có kinh, mất máu khi sinh nên dễ bị thiếu máu, làm cho cơ thể suy nhược. Nếu thiếu máu, bác sĩ sẽ tư vấn cho bổ sắt và sau vài tuần kiểm tra lại, mỗi năm nên đi khám 1 lần.

    4. Huyết áp và cholesterol

    Hai phép thử này giúp đánh giá tình trạng sức khoẻ tim mạch, đặc biệt là rủi ro mắc bệnh tim trong giai đoạn mang thai, sinh con. Đo huyết áp tốt nhất là bằng phương pháp thủ công, đo bằng thiết bị quấn xung quanh cánh tay. Thử máu để kiểm tra HDL (mỡ máu tốt); LDL (mỡ máu xấu) và triglyceride. Tầm quan trọng của hai phép thử này nhằm giúp chuyên môn đánh giá thực trạng sức khỏe của sản phụ, kể cả những người còn trẻ. Huyết áp tối ưu là 120/80mmHg, LDL cholesterol nên ở dưới mức 130 và HDL nên ở trên 50.

    5. Xét nghiệm Pap Smear

    Pap Smear (tạm hiểu là phết mỏng tế bào cổ tử cung) phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Đây là kỹ thuật không gây khó chịu, đau đớn, đơn giản bằng cách lấy một ít tế bào ở cổ tử cung rối đem xét nghiệm để tìm ra những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là tìm ra virút HPV, thủ phạm gây bệnh qua con đường sinh hoạt tình dục. Những người có gia đình, sinh hoạt tình dục khoa học cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Nếu qua thử test thấy dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể làm sinh thiết cổ tử cung để kiểm tra lại sức khoẻ tế bào. Nếu có mối quan hệ chung tình thì sau 3 năm đi kiểm tra một lần, ngược lại có mối quan hệ với nhiều đối tác thì 3 - 6 tháng nên đi khám một lần.

    6. Kiểm tra da

    Mục đích của việc kiểm tra là để phát hiện nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Theo Học viện da liễu Mỹ (AAD), đây là căn bệnh phổ biến ở nhóm phụ nữ trẻ từ 25 - 29 tuổi do sắc tố thay đổi trong quá trình mang thai và sinh con. Hầu hết các trường hợp này là vô hại, nhưng đôi khi lại dẫn đến ung thư. Những người có tiền sử gia đình về ung thư da nên báo cho bác sĩ biết. Khi phát hiện thấy các nốt tình nghi xuất hiện trên da, bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm cần thiết. Mỗi năm nên đi khám một lần.

    7. Xét nghiệm đường huyết

    Mục đích của xét nghiệm này là phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Nhóm phụ nữ có người trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường, bệnh cao huyết áp, béo phì thì nên làm xét nghiệm này, kể cả những người tăng cân nhanh khi mang thai. Theo số liệu thống kê, những phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có rủi ro mắc bệnh đái tháo đường týp II vào cuối đời tăng tới 50%. Vì lý do nói trên nên khám, biết bệnh sớm để thay đổi lối sống và cách ăn uống sẽ có tác dụng tích cực. Phụ nữ ngoài 40 nên đi khám mỗi năm 2 lần, riêng nhóm có tiền sử nên đi khám sớm hơn (trước 30 tuổi). Có thể tư vấn bác sĩ làm phép xét nghiệm có tên là A1C để biết hàm lượng đường liên kết vào các tế bào máu đỏ. Nếu A1C trên 7% thì rủi ro mắc bệnh đái tháo đường rất cao.

    Thai phụ cần khám bệnh gì?

    8. Xét nghiệm độ khoáng của xương

    Phép xét nghiệm này có tác dụng biết trước nguy cơ mắc bệnh loãng xương, căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ. Bác sĩ dùng một thiết bị chuyên dụng có tên là DEXA (máy đo hấp thụ photon bằng năng lượng). Phù hợp cho nhóm phụ nữ trẻ trước 35 tuổi, nhất là nhóm có tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương, nhóm dùng thuốc điều trị bệnh tuyến giáp, sử dụng steroid trị hen hoặc Ezeme. Nếu mật độ khoáng của xương thấp thì khi nuôi con bằng sữa mẹ tỉ lệ này lại càng giảm và dễ gây bệnh loãng xương, mỏng và giòn xương. Bác sĩ có thể khuyến cáo một số cách ăn uống để bổ sung đủ canxi trong giai đoạn mang thai, sinh con, tăng cường luyện tập giảm cân, dùng thuốc bổ có chứa canxi. Những khuyến cáo cụ thể còn dựa vào kết quả xét nghiệm của từng người, nếu xương phát triển bình thường thì không nhất thiết phải kiểm tra mà chờ đến khi mãn kinh hãy đi khám tiếp.

    DS. Trang Nhung

    (Theo Parents-2017)